Nhận biết các loại bệnh ở gà và cách phòng bệnh

BỆNH CẦU TRÙNG Ở GÀ

Đặc điểm bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng cho do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria gây ra. Con đường lây lan chủ yếu là qua quá trình ăn uống, gà ăn phải thức ăn chứa mầm bệnh. Bệnh này làm cho gà ủ rũ, kém ăn, lông xù, uống nhiều nước, tăng khả năng chết ở gà con, giảm lượng trứng.Đây là một một trong số bệnh thường mắc ở gà con ở lứa 10-30 ngày tuổi.

Cầu trùng gà có hai dạng: Cầu trùng ruột non và cầu trùng manh tràng, nhiều trường hợp kết hợp cả hai.

  • Dạng ở ruột non: thường gây bệnh ở gà bị viêm ruột, tiêu chảy, phân sẽ chuyển dần từ màu trắng, xanh sang màu nâu sậm, đôi khi lẫn máu tươi và nhầy.
  • Dạng ở manh tràng: gà kêu nhiều, gầy nhanh, phân sệt có máu tươi hoặc đỏ nâu, còn xuất hiện triệu chứng thần kinh.

Cách phòng và chữa bệnh cầu trùng ở gà

Phòng bệnh

  • Cần phải vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt nuôi bằng một trong các thuốc như  Aldekol FF hoặc Omnicide với liều pha 1/200.
  • Nếu nuôi gà trong chuồng luôn đảm bảo chuồng khô ráo, thoáng mát, không quá lạnh hay quá nóng. Dải lớp độn chuồng để hút ẩm tốt hơn. 
  • Nếu nuôi gà thả sân thì sân nên trải một lớp cát. 
  • Trong thời gian phát bệnh nên vệ sinh chuồng 2-3 lần.
  • Tách riêng những con bị bệnh để theo dõi tránh lây nhiễm.

Điều trị

  • Thay đệm lót chuồng và phun thuốc sát trùng Vinadin 10ml 1 lần/1 ngày.
  • Dùng thuốc chữa trị phân loại dạng theo màu phân: phân sáp cho uống Coccirol S 1g/1l nước. Phân máu tươi cho uông Coccirol S hoặc trimixin 480 pha 1g/1l nước hoặc 1g/5 kgP. . Pha cùng vitamin K cho uống liên tục 5-7 ngày.
  • Cầu trùng manh tràng dùng thêm thuốc chống xuất huyết vitamin K.
  • Bổ sung nước điện giải và thuốc bổ (nopstress) cho gà hồi phục nhanh.

BỆNH KHÔ CHÂN Ở GÀ

Đặc điểm bệnh  khô chân ở gà

Bệnh khô chân ở gà là một loại bệnh thường gặp ở gà, bệnh này không quá nguy hiểm và biểu hiện thường khó nhận biết. Tuy nhiên nếu để một thời gian sẽ trở nên còi cọc, chán ăn, lười đi lại, mắt nhắm nghiền, chân teo quắt. Tỷ lệ chết khoảng 5 đến 30%.

Bệnh này thông thường gặp lúc gà non từ 2 – 7 ngày tuổi và khi từ 1kg trở lên và có các nguyên nhân gây bệnh phổ biến như:

  • Không đảm bảo kỹ thuật, máy ấp kém chất lượng trong quá trình ấp trứng gà non bị yếu.
  • Quá trình vận chuyển từ trại giống đến chuồng nuôi không đảm bảo kỹ thuật.
  • Quá trình úm gà thừa hoặc thiếu nhiệt.
  • Việc cho gà ăn quá muộn hay không đủ chất làm cho gà mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Gà dễ mắc bệnh từ trong phôi nếu không dùng thuốc úm chuyên dụng.
  • Môi trường không đảm bảo vệ sinh, không thay nền ủ nhiều mầm bệnh.
  • Không cung cấp nước đủ.
  • Máng thiết kế không hợp lý. Gia cầm không ăn uống được dẫn tới con to con nhỏ.

Cách phòng tránh và chữa bệnh khô chân ở gà

Phòng bệnh

  • Sử dụng máy ấp tốt, đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn.
  • Khi vận chuyển phải có xe chuyên dụng, kín gió.
  • Chuồng có đèn, úm gà đảm bảo đủ nhiệt độ, phun sát trùng vào trấu trước khi úm gà.
  • Máng ăn, uống thiết kế hợp lý, sạch sẽ.
  • Đảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng, khoáng và vitamin và đạm.
  • Sử dụng thuốc úm chuyên dụng: Ampicoli, acid park 4 way, kc_pol, bedgen 40 SFA…

BỆNH NẤM PHỔI Ở GÀ

Đặc điểm bệnh nấm phổi ở gà

Bệnh nấm phổi ở gà hay còn gọi là bệnh Aspergillus fumigatus. Do loại nấm cùng tên này gây ra thường xảy ra ở gà 1-20 ngày tuổi. Bởi vì chúng còn non, yếu ớt, sức đề kháng kém dễ bị mắc phải. 

Triệu chứng của bệnh này dễ nhận biết hơn bệnh khô chân. Gà uể oải, lim dim, tách đàn, lười ăn, thường vươn đầu thở nhanh, gấp. Nếu không phát hiện kịp gà có biểu hiện động kinh, sưng mắt và chảy nhiều nước mắt. Có thể bị mù hoặc chết.

Cách phòng tránh và chữa bệnh nấm phổi ở gà

Phòng bệnh

  • Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, khô ráo, thay đệm lót thường xuyên.
  • Sử dụng thuốc sát trùng Aldekol FF phun theo định kỳ.
  • Dọn dẹp thức ăn rơi xuống đất tránh bị nhiễm nấm mốc.
  • Bổ sung thêm thuốc bổ và nước điện giải.
  • Để ý quan sát biểu hiện để phát hiện sớm.
  • Cách ly khỏi đàn những con có biểu hiện bệnh.

Chữa bệnh

  • Tìm nguyên nhân bị nấm để giải quyết triệt để.
  • Không dùng thuốc có nguồn gốc từ nấm.
  • Sử dụng Bio-Fungicide oral hoặc Bio-neo để trị nấm.
  • Bổ sung men tiêu hóa và B-Complex để gà hồi phục nhanh hơn.

BỆNH THƯƠNG HÀN GÀ

Đặc điểm bệnh thương hàn gà

Bệnh thương hàn ở gà hay còn có tên Salmonellosis là một căn bệnh dễ lây lan, xuất hiện ở mọi lứa tuổi gà. Do Salmonella gallinarum pullorum gây ra. Bệnh này thường ủ bệnh 3-4 ngày, cấp tính tỷ lệ chết 70-100%.

Gà non dễ bị chết phôi hoặc sẽ còi xuất hiện phân xanh, chất nhầy, phân lợn cợn. Gà trưởng thành có biểu hiện mào nhợt, yếu ớt, tiêu chảy phân màu xanh. Gà mái giảm tỷ lệ đẻ trứng, trứng méo, kém chất lượng.

Cách phòng tránh và chữa bệnh thương hàn gà

Phòng bệnh

  • Đảm bảo nơi mua gà, trứng không có bệnh.
  • Nên cách ly gà mới mua để theo dõi.
  • Cách ly con ốm.Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, thay độn. Nếu số lượng bệnh nhiều nên loại thải cả đàn.
  • Chú ý kiểm tra máu gà theo định kỳ.
  • Sử dụng formol để xông lò ấp trứng tránh mầm bệnh.
  • Đảm bảo dưỡng chất trong thức ăn.

Chữa Bệnh

  • Kháng sinh: pha uống Ampicoli hoặc Enrofloxacin hoặc Flofenicol
  • Kết hợp dùng Acid park 4 way, Bedgen và Nopstress để gà tăng sức đề kháng và hồi phục nhanh.

BỆNH NEWCASTLE Ở GÀ

Đặc điểm bệnh newcastle ở gà

Bệnh Newcastle hay còn có gọi là bệnh gà rù, bệnh tân thành gà. Do virus Paramyxo gây ra. Bệnh này rất phổ biến ở gia cầm và được người chăn nuôi quan tâm nhiều, vì loại bệnh này có thể mắc mọi lứa tuổi qua đường tiêu hóa, hô hấp có khả năng lây lan diện rộng. Đặc biệt nguy cơ tử vong cao.

Gà mắc bệnh sẽ có biểu hiện như: kém ăn, lông xù, chảy nước mắt, phân màu xanh, vàng, mào thâm, diều căng phồng.

Cách phòng tránh và chữa bệnh newcastle ở gà

Phòng bệnh

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng, khử trùng định kỳ, cọ rửa máng ăn, máng uống.
  • Trộn men vi sinh vào lớp độn hạn chế mầm bệnh.
  • Cách ly theo dõi gà mới.
  • Dùng vaccin phòng bệnh Newcastle cho gà 5-10 ngày tuổi.

Cách chữa trị

  • Dùng vaccine Cevac New L tiêm dưới da cổ.
  • Nếu sốt cho uống  Pracetam 40%  liều 750ml cho 10 tấn gà.
  • Để long đờm cho uống uống Mentofin  liều 1ml/4 lít nước.
  • Bổ sung thêm thuốc giải độc gan thận Bedgen, nước điện giải Nopstress để gà hấp thụ tốt hơn.

BỆNH MAREK Ở GÀ

Đặc điểm bệnh Marek ở gà

Bệnh Marek hay còn được biết đến là bệnh ung thư ở gà, teo chân gà,.. Do một loại virus có tên Herpes  gây ra. Bệnh này tuy không lây qua phôi nhưng có thể lây qua nang lông, hô hấp, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi. Thời gian ủ bệnh 28-60 ngày tuổi. Trong thời gian này bệnh không có nhiều biểu hiện nhưng khi phát bệnh thì lúc này nguy cơ tử vong cao.

Đặc điểm của bệnh này gà bỏ ăn, khó thở,, giục đầu xã cánh, chân bị teo, mù mắt. Nếu nặng sẽ dẫn đến liệt chân, cánh và chết.

Cách phòng tránh và chữa bệnh Marek ở gà

Phòng bệnh

  • Tiêm phòng vacxin Marek của công ty Ceva từ 1 ngày tuổi.
  • Chuẩn bị chuồng trại sạch sẽ trước khi vào gà.
  • Thường xuyên cho gà uống KC_pol, Acid park 4 way để tăng sức đề kháng cho gà.

BỆNH ĐẬU GÀ

Đặc điểm bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Avipoxvirus. Loại bệnh thường mắc ở gà từ 25-50 ngày tuổi. Đường lây nhiễm qua các vết thương hở, đường hô hấp, ăn uống, côn trùng. Bệnh này có đặc trưng: mọc mụn mủ ở đầu, niêm mạc mắt, miệng. Đôi khi xuất hiện mủ trong miệng và mắt. Khi mụn mủ chín sẽ chảy ra gây mù mắt, viêm phổi, kém ăn và cuối cùng là tử vong.

Cách phòng tránh và chữa bệnh đậu gà

Phòng bệnh

  • Cung cấp đủ thức ăn dinh dưỡng, nước uống.
  • Bổ sung vitamin, điện giải tăng đề kháng: Nopstress pha 1g/2 lít nước
  • Vệ sinh chuồng trại bằng thuốc sát khuẩnAldekol FF 1 tuần 1 lần.
  • Diệt côn trùng, muỗi, ruồi giảm nguy cơ lây lan.
  • Chủng vacxin đậu gà cho gà 10-15 ngày tuổi.

Cách chữa trị

  • Bôi thuốc methylen hoặc glycerin10%, CuSO4 5% lên mụn. Bôi 3-4 ngày cho vết thương khô.
  • Ở mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt. Lấy bông gạc làm sạch rồi bôi thuốc sát trùng nhẹ Lugol 1%.
  • Phun dung dịch formol 3%, dung dịch lodin 1% hoặc dung dịch phenol 5% trong 30 phút.

BỆNH BẠCH LỴ Ở GÀ

Đặc điểm bệnh bạch lỵ ở gà

Bệnh bạch lỵ là truyền nhiễm khá nguy hiểm và có khả năng lây lan nhanh, thường xảy ra ở gà 1-3 tuần tuổi. Do loại vi khuẩn salmonella pullorum gây ra. Vi khuẩn này có sống 3-4 tháng trong chuồng trại và khó tiêu diệt. Bệnh này có thể lây từ gà mẹ sang con, dụng cụ ăn uống, phân của con gà bị bệnh. 

Đặc trưng của bệnh: phân lỏng màu trắng hoặc vàng, có nhiều nốt hoại tử ở hậu môn. Gà uể oải, rụt đầu, bỏ ăn, lười di chuyển, lông xù.

Cách phòng tránh và chữa bệnh bạch lỵ ở gà

Phòng bệnh

  • Bỏ những con gà bị bệnh không cho đẻ.
  • Cho gà con 3-5 ngày tuổi uống ampicoli 1g/2 lít nước để phòng tránh.
  • Dùng men vi sinh trộn với độn để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Cho uống vitamin C và điện giải trong những ngày gà tiêm vacxin.để tăng sức đề kháng.
  • Nếu đàn gà có dầu hiệu bị bệnh cần phải cho uống ngay men vi sinh, B-complex, Ampicoli để tránh lây lan cả đàn.
  • Bằng phản ứng huyết thanh kiểm tra đàn gà giống.

Cách chữa trị 

Sử dụng một số loại kháng sinh có thể trộn với thức ăn, nước uống hoặc tiêm như: Kanamycin Gentamycin, Enrofloxacin, Norfloxacin, Florphenicol… Và một số loại vitamin kết hợp cùng.

BỆNH CORYZA (SƯNG PHÙ ĐẦU) Ở GÀ

Đặc điểm bệnh sưng phù đầu gà

Bệnh phù đầu gà hay còn gọi bệnh Coryza do vi khuẩn Haemophilus gallinarum gây ra. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này nhưng nhiều nhất là ở lứa gà từ 4 tuổi trở lên. Bệnh này dễ dàng lây qua không khí, môi trường chuồng trại,những vật dụng trung gian, chất thải nhiễm bệnh. Tuy tỉ lệ tử vong không cao nhưng nếu kết hợp với một số bệnh khác thì khả năng sẽ cao. Thời gian gà ủ bệnh khoảng 2-10 ngày.

Dấu hiệu nhận biết: phù đầu, phù mặt. Từ mũi chảy ra chất dịch sẽ đặc dần và vón cục như mủ, phình to ở 2 cánh mũi. Do đó gà phải thở bằng miệng. Thêm một số đặc điểm đặc biệt: viêm kết mạc 2 mí không thể mở ra, khả năng đẻ trứng kém hơn vì không kém ăn, tích sưng phồng.

Cách phòng tránh và chữa bệnh phù đầu gà

Phòng bệnh

  • Phòng bệnh bằng biện pháp quản lý và dinh dưỡng:
  • Phun thuốc sát trùng ALDEKOL FF định kỳ 2 lần/tuần để đảm bảo môi trường không mầm bệnh.
  • Quản lý chặt chẽ ra vào trại.
  • Gà bệnh chữa khỏi không thả ngay về đàn, cách ly theo dõi thêm.
  • Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống, chuồng trại, thay độn.
  • Đảm bảo chuồng trại thoáng mát vào mùa hè, ấm về mùa đông.
  • Tiêm phòng định kỳ vacxin Corymune 4K.
  • Trộn thức ăn cùng với vitamin để bổ sung thêm chất.

Cách chữa trị

Bệnh này do vi khuẩn gây ra nên việc đầu tiên là cần điều trị bằng kháng sinh

  • Sử dụng một trong số những loại kháng sinh: Ampicillin, Neomycin, … Tùy loại có thể cho uống hoặc trộn cùng thức ăn. Sử dụng liên tục 5-7 ngày.
  • Pha AMPICOLI với liều lượng 2g/1 lít nước để tránh nhiễm các bệnh khác, giúp tăng trọng và tăng sản lượng trứng.
  • Sau khi hết liều kháng sinh bổ sung men Acid park 4way 7 ngày để gà nhanh chóng phục hổi sức khỏe, hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Leave Comments

0837711993
0837711993